Cổ địa lý học

Tái tạo cổ địa lý cho thấy khu vực bồn trũng Appalachi trong suốt kỷ Devon trung.[1]

Cổ địa lý học nghiên cứu về địa lý trong quá khứ. Nó thường được dùng để nói về cảnh quan tự nhiên, nhưng không có gì loại trừ việc sử dụng nó khi nói tới con người hay môi trường văn hóa. Nếu chủ đề là các địa mạo trong quá khứ thì cũng có thể gọi là cổ địa mạo học.

Trong địa chất dầu khí thuật ngữ phân tích cổ địa lý được dùng để chỉ các nghiên cứu chi tiết về bồn địa trầm tích, do các môi trường địa mạo cổ của bề mặt của Trái Đất được bảo tồn trong cột địa tầng. Các nhà cổ địa lý cũng nghiên cứu môi trường trầm tích liên quan đến các hóa thạch để làm sách tỏ hơn sự tiến hóa của các loài tuyệt chủng. Sự tác tạo các lục địa và đại dương cổ tùy thuộc vào các dấu hiệu cổ địa lý ghi nhận được. Vì thế cổ địa lý cung cấp các dấu hiệu quan trọng cho sự phát triển của các học thuyết trôi dạt lục địa và kiến tạo mảng hiện tại. Ví dụ, sự hiểu biết về hình dạng và vị trí theo vĩ độ của các siêu lục địa như Pangaea và các đại dương cổ như Panthalassa là kết quả nghiên cứu về cổ địa lý.

Tham khảo

  1. ^ Blakey, Ron. “Paleogeography and Geologic Evolution of North America”. Global Plate Tectonics and Paleogeography. Northern Arizona University. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008.

Xem thêm

  • x
  • t
  • s
Các lĩnh vực của địa lý tự nhiên

Địa lý sinh học · Khí hậu học / Cổ khí hậu học · Địa lý học duyên hải · Địa mạo học · Sông băng học · Thủy văn học / Thủy đạc học · Sinh thái học cảnh quan · Hồ học · Hải dương học · Cổ địa lý học · Thổ nhưỡng học · Khoa học kỷ đệ Tứ

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa chất học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s