Tại sao tôi viết Tiến quân ca

Tại sao tôi viết Tiến quân ca là một bài viết hồi ký thuật lại lý do và quá trình nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ca khúc Tiến quân ca, không lâu sau đó được Hồ Chí Minh chọn làm bản quốc ca của nước Việt Nam độc lập tự chủ kể từ sau Cách mạng tháng Tám.[1] Nhà hoạt động chính trị của Việt MinhVũ Quý là người có ảnh hưởng đáng kể đến phương hướng sáng tác của Văn Cao kể từ sau năm 1945, bao gồm việc sáng tác Tiến quân ca.[2]

Một số câu nói đáng nhớ của Văn Cao trong bài viết

  • Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập một đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta trong khóa quân chính đầu tiên ấy. Và tôi biết họ đang hát như thế nào. Ở đây tôi đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ hát được.
  • Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới khi đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng, những bộ xương khô đét loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái, nó khoảng lên ba, tôi ngờ như đã gặp cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ lạc, cũng không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định, Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về căn gác, tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca”. Bài hát được làm ra trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp ở số 45 Nguyễn Thượng Hiền bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây và một khoảng trời xám…

Chú thích

  1. ^ Văn Cao, Tôi viết "Tiến quân ca". (Báo Nhân Dân điện tử, 16/08/2005)
  2. ^ Văn Thao, Từ “Tiến Quân ca” đến “Quốc ca”. (Báo Công an nhân dân điện tử, 19/02/2015). Chú thích: Họa sĩ Văn Thao là người con cả của Văn Cao, đồng thời là một trong những người (như Nguyễn Thụy Kha) có nhiều bài viết giá trị về cuộc đời và sự nghiệp của cha ông.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tình ca
(bài hát)
Anh em khá cầm tay · Bến xuân  · Buồn tàn thu · Cung đàn xưa · Đêm sơn cước · Đêm xuân · Làng tôi · Mùa xuân đầu tiên · Ngày mai · Ngày mùa · Suối mơ · Thiên Thai · Thu cô liêu · Tình ca trung du · Trương Chi
Hùng ca
(bài hát)
Hải quân Việt Nam hành khúc · Bắc Sơn · Ca ngợi Hồ Chủ tịch · Chiến sĩ Việt Nam · Dưới ngọn cờ giải phóng · Gò Đống Đa · Gió núi · Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang · Không quân Việt Nam hành khúc · Ta đi làm con suối · Thăng Long hành khúc ca · Tiến về Hà Nội · Tiến quân ca · Trường ca Sông Lô · Người Công an thân yêu
Nhạc khí
Sông tuyến  · Hàng dừa xa  · Biển đêm  · Dưới cờ giải phóng  · Anh bộ đội Cụ Hồ  · Đường dây qua bản  · Hải Phòng mở ra biển lớn
Thơ
(tập thơ) · Ai về Kinh Bắc · Một đêm đàn lạnh trên sông Huế · Anh có nghe không · Ba biến khúc tuổi 65 · Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc · Khuôn mặt em · Những ngày báo hiệu mùa xuân · Năm buổi sáng không có trong sự thật · Đôi bạn · Những người trên cửa biển (trường ca)
Bài viết,
tiểu luận
Một vài ý nghĩ về thơ (1957)  · Tại sao tôi viết “Tiến quân ca” (1976)
Hội họa
(tranh nổi
bật)
Chân dung bà Băng  · Chân dung Đặng Thai Mai  · Chân dung nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến  · Cô gái dậy thì  · Cô gái và đàn dương cầm  · Sám hối nửa đêm  · Cuộc khiêu vũ của những người tự tử  · Dân công miền núi  · Thái Hà ấp đêm mưa  · Cổng làng  · Phố Nguyễn Du  · Chợ vùng cao  · Thanh niên vùng cao  · Lớn lên trong kháng chiến  · Cây đàn đỏ
Tác phẩm về
Văn Cao
Van Cao's Meditation (tác phẩm khí nhạc cho piano của Robert Ashley, 1992)  · Văn Cao - Giấc mơ một đời người (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1992)  · Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật (phim tài liệu ca nhạc của đạo diễn Đinh Anh Dũng, 1995)  · Văn Cao - Người đi dọc biển (tiểu thuyết chân dung của Nguyễn Thụy Kha, 2011)
Vinh danh,
ghi nhận
Văn Cao (đường/phố Hà Nội)
Chủ đề
liên quan
Văn Cao ở Wikiquote * Thể loại Thể loại