Đảo chính ngày 18 tháng Sương mù

Đảo chính ngày 18 tháng Sương mù
Tướng quân Bonaparte trong cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù tại Saint-Cloud; họa phẩm của François Bouchot, 1840
Địa điểmChâteau de Saint-Cloud
Nhân tố liên quanNapoleon Bonaparte, Emmanuel Joseph Sieyès, Charles-Maurice Talleyrand, Roger Ducos, Paul Barras, Lucien Bonaparte, Joseph Bonaparte, Jean Jacques Régis de Cambacérès, Charles François Lebrun và nhiều người khác
Hệ quảThành lập Chế độ Tổng tài Pháp

Đảo chính ngày 18 tháng Sương mù là cuộc đảo chính đưa Tướng Napoléon Bonaparte lên làm Tổng tài thứ nhất của Pháp, kết thúc cuộc Cách mạng Pháp. Nó xảy ra ngày 9 tháng 11 năm 1799, tức là 18 tháng Sương mù (Brumaire), Năm VIII theo lịch Cộng hòa Pháp. Cuộc đảo chính dẫn đến việc thành lập Đế chế Pháp thứ nhất.

Bối cảnh

Sau khi Áo tuyên chiến với Pháp vào ngày 12 tháng 3 năm 1799, các biện pháp khẩn cấp được áp dụng và phe Jacobin ủng hộ chiến tranh đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Tư. Với việc Napoléon và quân đội mạnh nhất của Pháp tham gia chiến dịch Ai Cập và Syria, Pháp đã phải chịu nhiều tổn thất trên chiến trường vào mùa xuân và mùa hè năm 1799. Phái Jacobin bị lật đổ trong Cuộc đảo chính 30 tháng Đồng Cỏ năm VII (ngày 18 tháng 6 theo lịch Gregory) và đưa Emmanuel Joseph Sieyès, một thành viên của Hội đồng Đốc chính (Directory) do 5 người cầm quyền, trở thành nhân vật nắm quyền trong chính phủ. Tình hình quân sự của Pháp được cải thiện sau Trận Zurich thứ hai, diễn ra ngày 25-26 tháng 9. Khi viễn cảnh xâm lược được đẩy lùi, phái Jacobin lo sợ sự hồi phục của phe Bảo hoàng. Khi Napoléon trở về Pháp vào ngày 9 tháng 10, ông được cả hai phe ca ngợi là vị cứu tinh của đất nước.

Ấn tượng trước thành công của các chiến dịch của Napoléon ở Trung Đông, sự đón nhận của công chúng đã thuyết phục Sieyès rằng không thể thiếu đi Napoléon trong kế hoạch đảo chính của của ông.[1] Tuy nhiên, ngay từ khi trở về, Napoléon đã lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính khác bên trong cuộc đảo chính của Sieyès, đến cuối giành quyền lực cho bản thân, hơn là cho Sieyès.

Trước cuộc đảo chính, quân đội đã được triển khai một cách dễ dàng xung quanh Paris. Kế hoạch đầu tiên là thuyết phục các thành viên Hội đồng Đốc chính từ chức, rồi sau đó yêu cầu Viện Nguyên Lão và Hội đồng Năm Trăm (lần lượt là thượng viện và hạ viện của cơ quan lập pháp) bổ nhiệm một ủy ban để thành lập một bản hiến pháp có lợi cho cuộc đảo chính.

Sự kiện ngày 18 tháng Sương mù, Năm VIII

Lucien Bonaparte, Chủ tịch Hội đồng Năm Trăm, người đã lên xây dựng kế hoạch cho cuộc đảo chính đưa anh trai mình là Napoléon lên nắm quyền

Sáng ngày 18 tháng Sương mù (18 Brumaire), Lucien Bonaparte đã thuyết phục được Hội đồng rằng phái Jacobin đang thực hiện cuộc đảo chính ở Paris, và đưa họ đến "nơi an toàn" là Château de Saint-Cloud ở vùng ngoại ô.[2] Napoléon chịu trách nhiệm cho sự an toàn của cả hai Hội đồng và được giao quyền chỉ huy tất cả các binh lính sở hữu.[3]

Sau đó, Emmanuel Joseph Sieyès và Roger Ducos từ chức Giám đốc.[1] Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thứ 2 Charles Maurice de Talleyrand-Périgord, một đồng minh thân cận của Napoléon, đã gây áp lực buộc Paul Barras từ chức.

Việc ba trong số năm thành viên từ chức vào ngày đầu tiên của cuộc đảo chính đã ngăn chặn số đại biểu và từ đó đã bãi bỏ Hôi đồng Đốc chính năm người, nhưng hai thành viên, người của phái Jacobin là Louis-Jérôme Gohier và Jean-François-Auguste Moulin, tiếp tục phản đối kịch liệt. Cả hai đều bị bắt vào ngày thứ hai bởi Jean Victor Marie Moreau, và đến hôm sau, buộc phải từ bỏ sự phản đối.[4]

Ngược lại với Hội đồng Đốc chính, Thượng viện và Hạ viện vẫn chưa bị đe dọa và vẫn tiếp tục họp.

Sự kiện ngày 19 tháng Sương mù

Đến hôm sau, phần lớn các đại biểu nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một cuộc đảo chính có chủ đích chứ không phải là đang được bảo vệ khỏi một cuộc nổi dậy của phái Jacobin. Napoléon xông vào các căn phòng cùng với một toán lính ném lựu đạn nhỏ. Viện Nguyên Lão hết sức kháng cự "bất chấp một sự phô diễn sức mạnh quân sự to lớn."[3] Anh ta đã gặp những sự truy vấn khi nói với họ về "sự thật của quê nhà" như "Cộng hòa không có chính phủ" và, rất có thể, "Cách mạng đã kết thúc." Một người hỏi: "Còn Hiến pháp thì sao?" Napoléon trả lời, đề cập đến các cuộc đảo chính quốc hội trước đó, "Hiến pháp! Chính các anh đã phá hoại nó. Các anh đã vi phạm nó vào ngày 18 tháng Quả; các anh đã vi phạm nó ngày 22 tháng Hoa; anh đã vi phạm nó vào ngày 30 tháng Đồng cỏ. Nó không còn được tôn trọng bởi bất kỳ ai cả!".

Trong bức Exit liberté à la François (1799), James Gillray vẽ tranh biếm họa về Napoléon và lính ném lựu đạn của ông ta đưa Hội đồng Năm trăm ra khỏi Orangerie

Hội đồng Năm trăm còn tiếp đón một cách thù địch hơn.[3] Lính ném lựu đạn của Napoléon bước vào đúng lúc phái Jacobin đang thách thức tính hợp pháp của việc Barras từ chức. Khi bước vào, Napoléon đầu tiên bị chèn ép, sau đó bị tấn công. Theo một số lời kể lại, anh ta gần như đã ngất xỉu. Em trai Lucien của Napoléon, chủ tịch hội đồng, kêu gọi những người lính ném lựu đạn bảo vệ tướng của họ. Napoléon cuối cùng thoát ra được, nhưng chỉ sau khi sử dụng vũ lực quân sự.[1]

Đề nghị được đưa ra trong Hội đồng Năm Trăm để tuyên bố Napoléon là kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Lúc này, Lucien Bonaparte đã thoát ra khỏi căn phòng và nói với những người lính bảo vệ Hội đồng rằng nhiều thành viên Hội đồng Năm trăm đang bị đe dọa bởi một nhóm đại biểu có dao găm. Theo Michael Rapport, "Anh ta chỉ vào khuôn mặt xanh xao, đẫm máu của Napoléon để làm bằng chứng.[5] Sau đó, anh ta lấy một thanh kiếm và nói sẽ đâm xuyên trái tim của chính anh trai mình nếu anh ta là một kẻ phản bội."[6] Lucien ra lệnh cho quân đội bắt các đại biểu bạo lực ra khỏi phòng.[3] Lính ném lựu đạn dưới sự chỉ huy của Tướng Joachim Murat đã tiến vào trong Orangerie và giải tán hội đồng.[3]

Viện Nguyên Lão thông qua một sắc lệnh hoãn Hội đồng trong ba tháng, bổ nhiệm Napoléon, Sieyès và Ducos làm các Tổng tài tạm thời, được đặt tên là Corps législatif. Một số thành viên của Hội đồng Năm Trăm, giúp cho các biện pháp này được hội đồng xác nhận. Các hội đồng từ đó sụp đổ.[1]

Kết cục

Cuộc đảo chính kết thúc

Với việc đánh bại các Hội Đồng, những người chủ mưu triệu tập hai ủy ban, mỗi ủy ban gồm 25 đại biểu từ hai Hội đồng. Những người đảo chính đã đe dọa các ủy ban, ép tuyên bố thành lập một chính phủ lâm thời, hình thức đầu tiên của chế độ tổng tài với Napoléon, Sieyès và Ducos làm các Tổng tài. "Một sự kết hợp tồi tệ của vũ lực và sự bất chính, 18 tháng Sương mù tuy nhiên đã không bị lên án, mà thậm chí được hoan nghênh. Mệt mỏi sau cuộc cách mạng, họ không cần cái gì hơn là sự lãnh đạo vững chắc."[1] Sự kháng cự của các quan chức Jacobin ở các tỉnh nhanh chóng bị dập tắt. Hai mươi đại biểu Jacobin bị lưu đày, và những người khác bị bắt. Các ủy ban sau đó đã đưa ra "bản Hiến pháp ngắn và tối nghĩa của Năm VIII", bản hiến pháp đầu tiên trong số các bản hiến pháp kể từ Cách mạng mà không có Tuyên bố về Quyền.[7]

Bonaparte từ đó đã hoàn thành cuộc đảo chính bên trong một cuộc đảo chính bằng cách thông qua một hiến pháp theo đó Tổng tài thứ nhất, vị trí mà ông chắc chắn sẽ nắm giữ, có quyền lực lớn hơn hai người kia. Đặc biệt, ông chỉ định Thượng viện, và Thượng viện giải thích hiến pháp. Tổ chức Sénat conservateur cho phép ông cai trị bằng sắc lệnh, vì vậy các Conseil d'État và Tribunat độc lập hơn đã bị hạ xuống vị trí không còn quan trọng. Cuối cùng, nó đã dẫn đến sự trỗi dậy của Đế chế Pháp thứ nhất.

Nhận xét của Karl Marx

Năm 1852, Karl Marx viết tác phẩm 18 tháng Sương mù của Louis Bonaparte về một sự kiện sau này, cuộc đảo chính năm 1851 của Napoléon III, cháu trai của Napoléon, chống lại Cộng hòa thứ hai. Marx xem Louis Napoleon một nhà chính trị tầm thường so với người bác chinh phục thế giới của mình, như trong câu nói Marx: "Hegel nhận xét ở đâu đó rằng tất cả các sự kiện và nhân vật lịch sử vĩ đại thế giới đã xuất hiện, có thể nói, hai lần. Ông ta quên nói thêm: lần thứ nhất là một bi kịch, còn lần thứ hai thì là trò hề."[8]  

Tham khảo

  1. ^ a b c d e Holland 1911.
  2. ^ Doyle, tr.374.
  3. ^ a b c d e Doyle, tr. 375.
  4. ^ Lefebvre, tr. 199.
  5. ^ Ludwig 1927.
  6. ^ Rapport, 1998
  7. ^ Crook, Malcolm (1999). “The Myth of the 18 Brumaire”. H-France Napoleon Forum. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  8. ^ Marx, Karl (1852). "Chapter I". The Eighteenth Brumaire of Louis Napoleon. New York, New York: Die Revolution

Nguồn

  • Doyle, William (1990). The Oxford History of the French Revolution (ấn bản 2). Oxford; New York: Oxford University Press. ISBN 9780199252985.
  • Lefebvre, Georges; Soboul, Albert (1962). The Directory. London: Routledge and Kegan Paul. OCLC 668426465.
  • Lefebvre, Georges. The French Revolution Volume II: from 1793 to 1799 (1964) tr 252–56
  • Ludwig, Emil (1927). “Book Two: The Torrent”. Trong Allen, George (biên tập). Napoleon (PDF) (bằng tiếng Anh). Paul, Eden; Paul, Cedar biên dịch (ấn bản 2). London, United Kingdom of Great Britain: Unwin Brothers, Ltd. tr. 53–164. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  • Rapport, Michael (tháng 1 năm 1998). “Napoleon's rise to power”. History Today.
  •  Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngHolland, Arthur William (1911). “French Revolution, The”. Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 11 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 154–171.

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới 18 Brumaire tại Wikimedia Commons
  • x
  • t
  • s
Sự kiện chính trị – dân sự theo năm
1788
  • Journée des Tuiles (7 tháng 6, 1788)
  • Hội nghị Vizille (21 tháng 7, 1788)
1789
1790
  • Bãi bỏ Parlement (tháng 2-7, 1790)
  • Bãi bỏ quý tộc (19 tháng 6, 1790)
  • Hiến pháp dân sự cho tăng lữ (12 tháng 7, 1790)
  • Fête de la Fédération 14 tháng 7, 1790)
1791
  • Cuộc đào tẩu tới Varennes (20–21 tháng 1, 1791)
  • Thảm sát Champ de Mars (17 tháng 7, 1791)
  • Tuyên bố Pillnitz (27 tháng 8, 1791)
  • Hiến pháp 1791 (3 tháng 9, 1791)
  • Quốc hội Lập pháp (1 tháng 10, 1791 – tháng 9, 1792)
1792
  • Pháp tuyên chiến (20 tháng 4, 1792)
  • Tuyên ngôn Brunswick (25 tháng 7, 1792)
  • Công xã Paris nổi dậy (tháng 6, 1792)
  • Sự kiện 10 tháng 8 (10 tháng 8, 1792)
  • Thảm sát Tháng Chín (tháng 9, 1792)
  • Quốc ước (20 tháng 9, 1792 – 26 tháng 10, 1795)
  • Thành lập Đệ Nhất Cộng hòa (22 tháng 9, 1792)
1793
  • Louis XVI bị xử tử (21 tháng 1, 1793)
  • Tòa án Cách mạng (9 tháng 3, 1793 – 31 tháng 5, 1795)
  • Triều đại Khủng bố (27 tháng 1, 1793 – 27 tháng 7, 1794)
    • Ủy ban Công an
    • Ủy ban Trị an
  • Phái Girôngđanh thất bại (2 tháng 1, 1793)
  • Marat bị ám sát (13 tháng 7, 1793)
  • Levée en masse (23 tháng 8, 1793)
  • Sắc lệnh Nghi phạm (17 tháng 9, 1793)
  • Maria Antonia bị xử trảm (16 tháng 10, 1793)
  • Luật chống tăng lữ (suốt cả năm)
1794
  • Danton và Desmoulins bị xử trảm (5 tháng 4, 1794)
  • Luật ngày 22 tháng Đồng cỏ (10 tháng 6, 1794)
  • Công ước tháng Nóng (27 tháng 7, 1794)
  • Robespierre bị xử trảm (28 tháng 7, 1794)
  • Khủng bố Trắng (Mùa thu 1794)
  • Phái Giacôbanh suy bại (11 tháng 11, 1794)
1795
1797
1798
  • Luật ngày 22 tháng Hoa năm IV (11 tháng 5, 1798)
1799
  • Đảo chính ngày 30 tháng Đồng cỏ (18 tháng 1, 1799)
  • Đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9 tháng 11, 1799)
  • Hiến pháp năm VIII (24 tháng 12, 1799)
  • Tổng tài chế
Chiến dịch cách mạng
1792
  • Verdun
  • Thionville
  • Valmy
  • Binh biến của phái Bảo hoàng
    • Chouannerie
    • Vendée
    • Dauphiné
  • Lille
  • Mayence
  • Jemappes
  • Namur
1793
  • Chiến tranh Liên minh thứ nhất
  • Cuộc vây hãm Toulon (18 tháng 9, – 18 tháng 12, 1793)
  • Chiến sự tại Vendée
  • Trận Neerwinden (1793)
  • Trận Famars (23 tháng 5, 1793)
  • Trận San Pietro và Sant'Antioco (25 tháng 5, 1793)
  • Trận Kaiserslautern
  • Cuộc vây hãm Mainz (1793)
  • Trận Wattignies
  • Trận Hondschoote (1793)
  • Cuộc vây hãm Bellegarde (1793)
  • Trận Peyrestortes
  • Trận Wissembourg thứ nhất (1793) (13 tháng 10, 1793)
  • Trận Truillas
  • Trận Wissembourg thứ hai (1793) (26–27 tháng 12, 1793)
1794
  • Trận Villers-en-Cauchies (24 tháng 4, 1794)
  • Trận Boulou (Pyrénées) (30 tháng 4, – 1 tháng 5, 1794)
  • Trận Tournay (22 tháng 5, 1794)
  • Trận Fleurus (1794) (26 tháng 1, 1794)
  • Chouannerie
  • Trận Tourcoing (18 tháng 5, 1794)
  • Trận Aldenhoven (1794) (2 tháng 10, 1794)
1795
1796
  • Trận Lonato (3–4 tháng 8, 1796)
  • Trận Castiglione (5 tháng 8, 1796)
  • Trận Theiningen
  • Trận Neresheim (11 tháng 8, 1796)
  • Trận Amberg (24 tháng 8, 1796)
  • Trận Würzburg (3 tháng 9, 1796)
  • Trận Rovereto (4 tháng 9, 1796)
  • Trận Bassano (8 tháng 9, 1796)
  • Trận Emmendingen (19 tháng 10, 1796)
  • Trận Schliengen (26 tháng 10, 1796)
  • Trận Bassano thứ nhất (6 tháng 11, 1796)
  • Trận Calliano (6–7 tháng 11, 1796)
  • Trận Arcole (15–17 tháng 11, 1796)
  • Expédition d'Irlande (Dec 1796)
1797
  • Action of 13 January 1797 (13 tháng 1, 1797)
  • Trận Rivoli (14–15 tháng 1, 1797)
  • Action of 25 January 1797 (25 tháng 1, 1797)
  • Hiệp ước Leoben (17 tháng 4, 1797)
  • Trận Neuwied (1797) (18 tháng 4, 1797)
  • Hiệp ước Campo Formio (17 tháng 10, 1797)
1798
  • Pháp xâm lược Ai Cập (1798–1801)
  • Irish Rebellion of 1798#French landing (23 tháng 5, – 23 tháng 9, 1798)
  • Quasi-War (1798–1800)
  • Chiến tranh Nông dân (1798) (12 tháng 10, – 5 tháng 12, 1798)
1799
  • Chiến tranh Liên minh thứ hai (1798–1802)
  • Cuộc vây hãm Acre (1799) (20 tháng 3, – 21 tháng 5, 1799)
  • Trận Ostrach (20–21 tháng 3, 1799)
  • Trận Stockach (1799) (25 tháng 3, 1799)
  • Trận Magnano (5 tháng 4, 1799)
  • Trận Cassano d'Adda (27 tháng 4, 1799)
  • Trận Zürich thứ nhất (4–7 tháng 1, 1799)
  • Trận Trebbia (1799) (19 tháng 1, 1799)
  • Trận Novi (1799) (15 tháng 8, 1799)
  • Trận Zürich thứ hai (25–26 tháng 9, 1799)
1800
1801
1802
Lãnh đạo quân đội
Pháp Lục quân Pháp
Pháp Hải quân Pháp
  • Charles-Alexandre Léon Durand Linois
Đối lập
Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo (1804–1867)
  • József Alvinczi
  • Archduke Charles, Duke of Teschen
  • François Sébastien Charles Joseph de Croix, Count of Clerfayt
  • Karl Aloys zu Fürstenberg
  • Friedrich Freiherr von Hotze
  • Friedrich Adolf, Count von Kalckreuth
  • Paul Kray
  • Charles Eugene, Prince of Lambesc
  • Maximilian Anton Karl, Count Baillet de Latour
  • Karl Mack von Leiberich
  • Rudolf Ritter von Otto
  • Prince Josias of Saxe-Coburg-Saalfeld
  • Peter Vitus von Quosdanovich
  • Prince Heinrich XV of Reuss-Plauen
  • Johann Mészáros von Szoboszló
  • Karl Philipp Sebottendorf
  • Dagobert Sigmund von Wurmser
Vương quốc Anh (1707–1800) Vương quốc Anh (1707-1801)
  • Ralph Abercromby
  • James Saumarez, 1st Baron de Saumarez
  • Edward Pellew, 1st Viscount Exmouth
  • Prince Frederick, Duke of York and Albany
 Cộng hòa Hà Lan
  • William V, Prince of Orange
 Phổ
  • Charles William Ferdinand, Duke of Brunswick-Wolfenbüttel
  • Frederick Louis, Prince of Hohenlohe-Ingelfingen
 Đế quốc Nga
Tây Ban Nha Đế quốc Tây Ban Nha
  • Luis Firmín de Carvajal, Conde de la Unión
  • Antonio Ricardos
Hình tượng và nhân vật nổi bật
Phái Feuillant
Phái Girondi
  • Jacques Pierre Brissot
  • Étienne Clavière
  • Marquis de Condorcet
  • Charlotte Corday
  • Marie-Jean Hérault de Séchelles
  • Jean-Marie Roland, vicomte de la Platière
  • Madame Roland
  • Jean Baptiste Treilhard
  • Pierre Victurnien Vergniaud
  • Bertrand Barère
  • Jérôme Pétion de Villeneuve
Phái La Montagne
  • Paul François Jean Nicolas, vicomte de Barras
  • Georges Couthon
  • Georges Danton
  • Jacques-Louis David
  • Camille Desmoulins
  • Roger Ducos
  • Jean-Marie Collot d'Herbois
  • Philippe-François-Joseph Le Bas
  • Jean-Paul Marat
  • Claude Antoine, comte Prieur-Duvernois
  • Pierre Louis Prieur
  • Maximilien de Robespierre
  • Gilbert Romme
  • Jean Bon Saint-André
  • Louis Antoine de Saint-Just
  • Jean-Lambert Tallien
  • Bertrand Barère
Phái Hébert
  • Jacques Hébert
  • Jacques Nicolas Billaud-Varenne
  • Pierre Gaspard Chaumette
  • Charles-Philippe Ronsin
  • Antoine-François Momoro
  • François-Nicolas Vincent
Phái Enragés
  • Jacques Roux
  • Jean-François Varlet
  • Jean Théophile Victor Leclerc
  • Claire Lacombe
  • Pauline Léon
Phái Bonaparte
Khác
  • Jean-Pierre-André Amar
  • François-Noël Babeuf
  • Jean Sylvain Bailly
  • François-Marie, marquis de Barthélemy
  • Lazare Carnot
  • André Chénier
  • Louis Philippe II, Duke of Orléans
  • Jean-Jacques Duval d'Eprémesnil
  • Antoine Quentin Fouquier-Tinville
  • Olympe de Gouges
  • Henri Grégoire
  • Jacques-Donatien Le Ray de Chaumont
  • Jean-Baptiste Robert Lindet
  • Guillaume-Chrétien de Lamoignon de Malesherbes
  • Sylvain Maréchal
  • Antoine Christophe Merlin
  • Jean Joseph Mounier
  • Pierre Samuel du Pont de Nemours
  • François de Neufchâteau
  • Louis-Michel le Peletier, marquis de Saint-Fargeau
  • Pierre Louis Prieur
  • Jean-François Rewbell
  • Louis Marie de La Révellière-Lépeaux
  • Hầu tước de Sade
  • Antoine Christophe Saliceti
  • Emmanuel Joseph Sieyès
  • Germaine de Staël
  • Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord
  • Thérésa Tallien
  • Gui-Jean-Baptiste Target
  • Catherine Théot
  • Marc-Guillaume Alexis Vadier
  • Jean-Henri Voulland
  • Danh sách nhân vật trong Cách mạng Pháp
Nhà tư tưởng nổi bật
Tác động văn hóa
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata